Tour khai xuân Lý Sơn 3 ngày 2 đêm trải nghiệm Đảo Bé của Team Xì Teen từ tp.HCM - LYSONTRAVEl
Bãi tắm tiên ở Đảo Bé - Lý Sơn
Vì deplay của hãng bay Sorry Airlines nên đoàn đến Chu Lai 13h, sau đó đoàn về TP.Quảng Ngãi thưởng thức Cơm Niêu và đặc sản huyền thoại Cá Bống Sông Trà của Quảng Ngãi. Sau đó Đoàn đến cảng đi chuyến tàu cuối 15h30 ra Đảo Lý Sơn – Nơi đầu sóng ngọn gió.
Đi tàu triệu đô chạy 35 phút, đứng trên boom tàu để thử cảm giác mạnh của từng cơn sóng trắng vỗ và nước biển xanh biếc trên đường ra Đảo. Đến Lý Sơn cảm giác thật bình yên so với những nhộn nhịp bong chen nơi Sài Thành.
Danh thắng chúng tôi tham quan dầu tiên là Âm Linh tự (nơi thờ tự) và mộ phần là di tích tưởng niệm lính Hoàng Sa hy sinh khi làm nhiệm vụ khai thác kinh tế biển, xác lập, thực thi và bảo vệ chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trên biển Đông trong lịch sử. Đây không chỉ là di tích lịch sử - văn hóa quan trọng minh chứng cho chủ quyền biển, đảo của Việt Nam, mà còn là nét đẹp văn hóa, tính nhân văn sâu sắc của người dân trên đảo Lý Sơn nhằm thể hiện lòng tri ấn đối với cha ông - những Hùng binh Hoàng Sa đã hy sinh vì đất nước.
Hoàng Sa trời bể mênh mông
Người đi thì có mà không thấy về
Hoàng Sa mây nước bốn bề
Tháng hai khao lề thế lính Hoàng Sa
Tiếp theo là Cổng tò vò – Nơi check-in huyền thoại ở Lý Sơn và Chùa Đục
Cổng tò vò Lý Sơn
Chùa Đục Lý Sơn
Sáng hôm sau Đoàn tiếp tục tham quan các điểm như: Nhà trưng bày Hoàng Sa kiêm Bắc Hải, Giếng vua, Chua Hang, Cột cờ đỉnh núi hơi Lới, Hang Cau và cây hoa Giấy hơn 50 tuổi ở Lý Sơn.
Toàn cảnh Hang Cau - Lý Sơn
Mụi Mụi bên cây hoa giấy hơn 50 tuổi.
Hoàng Sa lắm đảo, nhiều cồn
Chiếc chiếu bó tròn mấy sợi dây mây
Theo các nhà nghiên cứu, giếng cổ Xó La (giếng Vua Gia Long) xuất hiện vào khoảng thế kỷ 15. Khi người Việt đến, các giếng nước của người Chăm, trong đó có giếng Xó La vẫn được tiếp tục sử dụng và duy trì cho đến ngày nay. Như vậy, giếng Xó La có “tuổi” ít nhất là 5 thế kỷ. Tuy chỉ cách mé biển lúc thủy triều lên cao nhất khoảng 5-7m, nhưng nước giếng Xó La luôn ngọt và thanh mát bốn mùa, không nhiễm mặn như hầu hết các giếng nước trên đảo Lý Sơn. Đặc biệt, thời kỳ đỉnh điểm mùa khô trong khi hơn 1.000 giếng nước trên đảo Lý Sơn đều kiệt nguồn nước thì chỉ duy nhất giếng Xó La là còn nước ngọt.
Sau đó Đoàn lước sóng bằng Xuồng bay sang Đảo Bé - tên gọi Cano của người dân nơi đây, đến Đảo Bé thật sự bình yên, Biển xanh Cát trắng và Nắng vàng. Vì ở Bãi tắm tiên sóng lớn nên Đoàn không thể đi lặn ngắm san hô và tắm thỏa thích nơi đây được.
Đi cano qua Đảo Bé
Bãi sau Đảo Bé
Bãi sau Đảo Bé con nước đang cạn.
Điều hấp dẫn nới đây là Đoàn đi cùng người dân đi trải nghiệm đêm ở Đảo Bé, Rọi đèn soi gành bắt cua, chiêm ngưỡng san hô, rong biển, các loài cá…. Sau đó tham gia tiệc nướng BBQ (ngoài trời) hải sản và thành quả của mình thật thú vị. Và tiếp tục chúng tối đi dạo bãi biển Vườn Dừa - Đảo Bé thật lãng mạng.
Theo chị Ngọc Sang – Chúng tôi rất thương cuộc sống của người dân Đảo Bé không có ngọt nên những cách đồng hành, tỏi ở đây đều khô cằn và chết hết, thậm chí tôi không dám tắm vì sợ hết nước ngọt của bà con nơi đây. Nước ngọt phải mua từ đảo Lớn chở qua là hơn 300.000đ/khối.
Trưa ngày cuối trước khi về đấy liền chúng tôi được thưởng thức các món đặc sản trứ danh và số 1 nơi đây như: Tỏi non xào bò, Tôm hùm, cua Huỳnh Đế,…
Chưa đi chưa biết Lý Sơn
Di rồi mới biết hải sản nơi đây tuyệt vời.
Ở Quảng Ngãi chúng tôi được tham quan và nghe kể câu chuyện về “Chuông Thần, Giếng Phật” tại chùa Núi Thiên Ấn.
Núi Thiên Ấn là một trong những thắng cảnh nổi tiếng và là biểu tượng của vùng đất Quảng Ngãi. Thiên Ấn hay còn gọi là Kim Ấn Sơn là ngọn núi nằm ở tả ngạn sông Trà Khúc. Chúng tôi sẽ Quay lại Lý vào các năm tới.
Quả chuông 300 năm tuổi ở chùa núi Thiên Ấn
Giếng Phật chùa Thiên Ấn
Theo CTD/LYSONTRAVEL